Khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân thường được kê một số đơn thuốc kháng sinh để làm giảm các tổn thương viêm loét trong đại tràng. Tuy nhiên viêm đại tràng uống thuốc kháng sinh gì an toàn và giúp điều trị bệnh hiệu quả nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Viêm đại tràng uống thuốc kháng sinh gì?
Theo các chuyên gia, thuốc trong điều trị viêm đại tràng thường gồm những loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như táo bón, tiêu chảy, co thắt, đầy hơi, chướng bụng,… Cụ thể, các loại thuốc được chỉ định sử dụng thường gồm các loại sau:
- Thuốc diệt khuẩn Biseptol
Khi bị rối loạn đường tiêu hóa do viêm đại tràng, bệnh nhân có thể dùng thuốc Biseptol. Đây là loại thuốc có khả năng kháng khuẩn, kết hợp hai thành phần (trimethoprim và sulfamethoxazole). Loại này có tác dụng tốt trong điều trị viêm đường tiêu hóa, kiết lỵ. Hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn ruột do Salmonella, E. coli. Ngoài ra, Biseptol còn có thể sử dụng để chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Khi sử dụng thuốc, cơ thể sẽ chuyển hóa acid folic gây ức chế quá trình tổng hợp nhân DNA của vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Sự phối hợp này sẽ giúp tăng hiệu quả của thuốc và giảm tình trạng kháng thuốc.
Liều lượng của thuốc Biseptol được chỉ định như sau:
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 2 viên/lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: dùng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử mẫn cảm với sulfamid hoặc trimethoprim.
- Không dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Lưu ý: bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng do bác sĩ kê đơn để hạn chế các tác dụng phụ như buồn nôn, dị ứng, mẩn đỏ da. Ở người cao tuổi có thể gây suy giảm bạch cầu hạt. Người có thể trạng gầy yếu dễ bị kết tinh niệu. Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc mẩn đỏ da cần ngưng dùng thuốc ngay và đến thăm khám bác sĩ.

Viêm đại tràng nên uống kháng sinh gì
- Thuốc diệt khuẩn đường ruột Metronidazol 250 mg
Thuốc diệt khuẩn đường ruột Metronidazol 250 mg là một loại thuốc phổ biến trong ngành y khoa. Công dụng của thuốc bao gồm:
- Giúp điều trị các bệnh viêm đại tràng và các bệnh về dạ dày.
- Bệnh đường tiết niệu, bộ phận sinh dục to do Trichomonas.
- Áp xe não và màng não, viêm màng tim.
- Bệnh trứng cá đỏ và nhiễm khuẩn bạch cầu đơn nhân.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với các thành phần metronidazol hoặc dẫn xuất nitro –imidazole khác hoặc bất cứ các thành phần nào trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai và đang trong quá trình cho con bú.
- Mặc hội chứng rối loạn máu đông.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Uống 1 viên/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
- Có thể uống thuốc cùng lúc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Cơ thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, ăn không ngon, tiêu chảy,…trường hợp nặng dễ bị suy giảm bạch cầu. Hiếm khi xảy ra mất bạch cầu hạt.
- Phản ứng ngoài da: dị ứng, phát ban, ngứa ngáy, cảm giác khô miệng,…
- Nhức đầu, chóng mặt, lên cơn động kinh.
- Nước tiểu có màu sẫm.
- Thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng
Phần lớn bệnh nhân viêm đại tràng thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Do đó, để giảm tình trạng này, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc hạt tính như Debridat, Carbophos, Duspatalin,Motilium – M, Sorbitol.
Kèm theo đó, có những loại thuốc khác được chỉ định như thuốc an thần, thuốc ngừa sinh hơi,…
- Thuốc cầm tiêu chảy
Sử dụng các loại thuốc làm chậm nhu động ruột, tạo màng bọc niêm mạc là cách chữa viêm đại tràng khi bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy.
Actapulgite: Dùng uống 02 – 03 gói/ ngày. Loại thuốc này có khả năng bao phủ cao, khi vào ruột sẽ tạo một lớp màng đồng nhất, có tác dụng che chở niêm mạc, hấp thụ độc chất và khí độc. Đây là những tác nhân gây kích ứng niêm mạc. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cầm máu tại chỗ. Đồng thời có tác dụng hoạt hóa các yếu tố của tiến trình đông máu.
Loperamid: Viên 2mg, uống từ 01 – 06 viên, nên sử dụng liều từ 01 – 02 viên/ngày, tùy tình trạng bệnh hay nhẹ. Thuốc làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu thông ruột. Loperamide giúp tăng khả năng cơ thắt hậu môn. Ở bệnh nhân đại tràng, thuốc có thể dùng để giảm số lần và thể tích phân và làm cứng thêm độ đặc của phân.
Smecta: Chia ra uống 02 – 03 gói/ ngày. Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa lớn. Giúp tương tác với chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên Smecta có thể bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa.
Cách dùng:
- Dưới 1 tuổi : Dùng 1 gói/ngày.
- 1 đến 2 tuổi: Dùng 1-2 gói/ngày.
- Trên 2 tuổi : Dùng 2-3 gói/ngày.
Ngoài ra, thuốc có thể hòa trong bình nước (50ml) chia trong ngày hoặc trộn đều trong thức ăn sệt. Người lớn: Trung bình, 3 gói/ngày, hòa trong nửa ly nước.
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi: “Viêm đại tràng uống kháng sinh gì?”. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu và tìm được loại thuốc kháng sinh trị bệnh viêm đại tràng thành công.